Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Lịch thời vụ trồng rau miền Bắc

Kinh nghiệm làm vườn rau trên sân thượng
Tản mạn về rau
Kinh doanh nông sản sạch: Nhật Bản bán xà lách 1,2 triệu đồng/kg

Lịch thời vụ trồng rau màu
Tháng 1Tháng 2Tháng 3
- Bí đỏ giữa tháng
- Bí xanh
- Cà chua
- Cà tím quả dài
- Cải cúc
- Dưa chuột (Dưa leo)
- Dưa hấu Thái
- Đậu bắp cuối tháng
- Đậu cove leo
- Đậu đũa
- Mồng tơi
- Mướp đắng (Khổ qua)
- Mướp (Mướp hương)
- Rau dền
- Rau ngót
- Xà lách trứng
- Bí đỏ
- Bí xanh
- Cà tím quả dài
- Cải cúc
- Đậu bắp
- Đậu cove leo
- Đậu đũa
- Mồng tơi
- Mướp đắng (Khổ qua)
- Mướp (Mướp hương)
- Rau dền
- Rau đay
- Rau muống
- Rau ngót
- Xà lách không cuộn
Tháng 4Tháng 5Tháng 6
- Cà chua
- Cà tím quả dài
- Củ cải trái vụ
- Mồng tơi
- Mướp (Mướp hương)
- Rau dền
- Rau đay
- Rau muống
- Rau ngót
- Xà lách không cuộn
- Cà chua
- Củ cải trái vụ
- Đậu cove
- Đậu đũa
- Mồng tơi
- Mướp (Mướp hương)
- Rau dền
- Rau đay
- Rau muống
- Củ cải trái vụ
- Đậu cove
- Đậu đũa
- Mồng tơi
- Mướp (Mướp hương)
- Rau dền
- Rau đay
- Rau muống
Tháng 7Tháng 8Tháng 9
- Bắp cải (Cải bắp) F1 BM 741 vụ sớm giữa tháng
- Bí đỏ
- Cải thảo giữa tháng vụ sớm
- Cải ngọt
- Cải mơ
- Cải bẹ mào gà
- Cải củ
- Dưa hấu Thái
- Dưa chuột (Dưa leo)
- Đậu bắp cuối tháng
- Đậu trạch lai
- Mướp đắng (Khổ qua)
- Rau dền
- Rau đay
- Rau muống
- Su hào sớm (gieo chủ yếu là su hào trứng)
- Xà lách trứng
- Bắp cải (Cải bắp) F1 BM 741 vụ chính
- Bí đỏ
- Bí xanh
- Cà chua
- Đậu cove không leo
- Củ cải
- Cải thảo vụ chính
- Cải ngọt
- Cải mơ
- Cải bẹ mào gà
- Cải củ
- Cải cúc
- Dưa hấu Thái
- Dưa chuột (Dưa leo)
- Đậu bắp
- Đậu đũa
- Đậu trạch lai
- Lơ trắng và xanh sớm
- Su hào sớm (chủ yếu là gieo su hào trứng) Mướp đắng
- Xà lách cuốn giữa tháng
- Rau muống
- Rau ngót
- Xà lách trứng
- Bắp cải (Cải bắp) F1 vụ chính
- Bí đỏ
- Bí xanh
- Cà chua F1
- Củ cải
- Cải bó xôi
- Cải thảo vụ chính
- Cải ngọt
- Cải mơ
- Cải bẹ mào gà
- Cải củ
- Cải cúc
- Đậu cove (leo và không leo)
- Đậu đũa
- Đậu trạch lai
- Lơ trắng và xanh
- Rau ngót
- Su hào vụ chính nên gieo su hào nhỡ hoặc to
- Xà lách cuốn
- Xà lách trứng
- Xà lách xoăn tím
Tháng 10Tháng 11Tháng 12
- Bắp cải (Cải bắp) F1 vụ chính
- Cà chua
- Củ cải
- Cải bó xôi
- Cải thảo vụ chính
- Cải ngọt
- Cải mơ
- Cải bẹ mào gà
- Đậu cove (leo và không leo)
- Đậu Hà lan
- Đậu trạch lai
- Lơ trắng và xanh
- Su hào
- Xà lách cuốn
- Xà lách trứng
- Xà lách xoăn tím
- Bắp cải (Cải bắp) F1 vụ muộn
- Bầu
- Cà chua vụ muộn
- Cải củ
- Cải mơ
- Cải ngọt
- Cải thảo vụ muộn
- Cải xoong
- Đậu cove (leo và không leo)
- Đậu Hà Lan
- Đậu trạch lai
- Lơ trắng và xanh
- Su hào muộn chủ yếu gieo loại nhỏ và nhỡ
- Xà lách cuốn
- Xà lách trứng
- Xà lách xoăn tím
- Bắp cải (Cải bắp) F1 vụ muộn
- Bầu
- Cà chua vụ muộn
- Cà tím quả dài
- Cải thảo vụ muộn
- Cải ngọt
- Cải mơ
- Cải cúc
- Cải xoong
- Đậu cove (không leo)
- Dưa hấu Thái
- Dưa chuột (Dưa leo)
- Đậu cove (leo và không leo)
- Đậu trạch lai
- Lơ trắng và xanh
- Su hào
- Xà lách cuốn
- Xà lách trứng
- Xà lách xoăn tím

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

13 CÁCH NÓI ĐỂ CON NGHE LỜI RĂM RẮP, KHÔNG CẦN QUÁT MẮNG

Nghe binh pháp Tôn Tử dạy cách thay đổi cuộc đời

Mẹ hãy dùng cách nói khiến con nghe lời răm rắp này những muốn con làm một việc gì đó. Chẳng hạn, “Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con” hoặc “Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình”, “Khi nào con ăn xong mẹ sẽ cho con đi chơi”… Sau đây, là 13 cách nói để con nghe lời trong “hòa bình”:

13-cch-ni--con-nghe-li-rm-rp-khng-cn-qut-mng-huongdanorg-giao-duc

1. “Khi nào… thì”
Mẹ hãy dùng cách nói khiến con nghe lời răm rắp này những muốn con làm một việc gì đó. Chẳng hạn, “Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con” hoặc “Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình”, “Khi nào con ăn xong mẹ sẽ cho con đi chơi”…

Mẹ không nên dùng thái độ cứng nhắc, yêu cầu con
Thay vì dùng từ nếu, mẹ nên dạy con bằng các câu với cụm từ “khi nào” nhằm mang ý nghĩa tích cực và thúc giục hơn. Việc này sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn với công việc mà mẹ yêu cầu. Chỉ khác nhau một chút trong câu nói, nhưng lại khiến con nghe lời răm rắp mà không cần phải thúc giục.
2. Sử dùng “Khi con… mẹ cảm thấy… bởi vì…”
Chẳng hạn: “Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc”. “Khi con không mời bố mẹ trước khi ăn cơm mẹ cảm thấy buồn vì con không quan tâm tới mẹ”… Mẹ nên cho con biết suy nghĩ của mẹ để đồng cảm thay vì áp đặt, khiến trẻ không thể hiểu. Nhờ cách nói này, con sẽ hiểu được cảm nhận của bạn và con nghe lời răm rắp một cách tự nguyện.
3. Hãy cho bé lựa chọn
Mẹ không nên ép buộc con trong mọi việc. Điều này khiến bé cảm thấy bị gò bó và có tâm lý phản kháng. Muốn con nghe lời răm rắp, mẹ nên tôn trọng sự lựa chọn của con, tạo cho bé cảm giác mình cũng tham gia lên kế hoạch và có tránh nhiệm hoàn thành.
Mẹ có thể hỏi con: “Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước?” hoặc “Con thích đội mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?”…
Khi lựa chọn bé sẽ có cảm giác được tôn trọng hơn và con nghe lời răm rắp
4. Hãy tích cực
Thay vì nói: “Không làm ồn ở đây”, bạn có thể gợi ý: “Con hãy về phòng mình vui chơi đi”. Lúc này bé sẽ cảm nhận được thành ý của mẹ và ngay lập tức nghe lời. Đây là một trong những cách dạy con thể hiện sự tôn trọng của mẹ.
5. Bắt đầu “chỉ thị” của bạn với “mẹ muốn”
Thay vì “Bỏ con dao xuống”, hãy nói “Mẹ muốn con bỏ dao xuống”; thay vì: “Hãy cho Sam mượn đồ chơi”, bạn nói: “Mẹ muốn con cho Sam mượn đồ chơi”. Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.
13-cch-ni--con-nghe-li-rm-rp-khng-cn-qut-mng-huongdanorg-giao-duc
6. Đừng hỏi khó
Khi con làm sai một cái gì đó, nhiều bà mẹ quen miệng luôn hỏi “Sao con lại làm thế?”. Nhưng thực ra câu hỏi này của mẹ là đang làm khó con. Đôi khi chính người lớn có những lúc còn không hiểu tại sao mình lại làm thế?

Mẹ nên hỏi con những câu trần thuật đơn giản

Mẹ nên xem xét mức độ hiểu biết của bé nhà bạn dựa trên độ tuổi. Bé càng ít tuổi thì yêu cầu của mẹ phải càng ngắn và đơn giản. Mẹ nên bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản như: “Con có thể kể lại cho mẹ chuyện xảy ra?”, “Con đã thấy gì?”, “Con định làm gì?”…
7. Trực tiếp
Việc nhìn vào mắt một ai đó là cách cơ bản trong giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng. Khi dạy con, mẹ cũng nên làm như vậy, đừng coi nhẹ con.
Trước khi bạn yêu cầu bé làm việc gì, mẹ hãy ngồi xổm để tầm mắt của mẹ ngang với tầm mắt của bé. Như thế, bạn mới thu hút được sự chú ý của con. Đồng thời, cách này còn giúp bé tập trung vào những điều mẹ sắp nói. Tuy nhiên, bạn cần tránh nhìn con bằng ánh mắt giận dữ vì như thế, bé sẽ sợ hãi tới mức chẳng dám nhìn vào mắt mẹ. Hãy dùng điều chỉnh ánh mắt của bạn, nghiêm khắc lúc cần thiết và dịu dàng lúc khuyên nhủ. Chỉ cần một ánh mắt đúng mực là bạn có thể khiến con nghe lời răm rắp rồi đấy.
8. Gọi tên
Khi đề nghị bé, mẹ hãy gọi tên; chẳng hạn: “Ben, lấy hộ mẹ cái cốc”, “Bống, ra ăn cơm con”… Như vậy, khi được mẹ gọi tên bé sẽ tập trung và có ý thúc giục hơn. Ngược lại bé sẽ lơ đãng và “bỏ quên” lời đề nghị của mẹ hoặc cho rằng mẹ đang nói chung chung, không phải nói mình.
9. “Chân trước, miệng sau”
Thấy con đang xem tivi, mẹ đang nấu bếp phải quát lên “Con mau tắt tivi rồi ra ăn cơm!”. Nhưng mẹ sẽ phải chờ rất lâu đến độ mất hết kiên nhẫn mà vẫn chưa thấy con đi tra.
Quát mắng con không phải là cách tốt để trẻ nghe lời
Vì vậy, thay vì hét lên với con, bạn nên đi vào căn phòng nơi bé đang xem tivi, tham gia với sở thích của bé trong vài phút. Sau đó, thương lượng để bé tắt tivi, đứng dậy ăn cơm. Đôi khi việc dạy con một cách nhẹ nhàng như thế nào khiến con nghe lời răm rắp với tâm lý thoải mái.
10. Nguyên tắc từng câu một
Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con về một chuyện. Muốn con nghe lời, mẹ chỉ nên yêu cầu bé làm một việc một lúc. Bạn càng “dông dài” với các yêu cầu, bé nhà bạn càng có xu hướng “giả điếc”.
Mẹ thử nghĩ xem, với cả “núi công việc” bạn sẽ cảm thấy chùn chân, chán nản. Trẻ con cũng vậy. Mẹ chỉ nên yêu cầu con từng việc như: “Con lấy hộ mẹ cốc nước” và “Con mang hộ mẹ chiếc túi ra bàn”… Nếu muốn con nghe lời răm rắp thì mẹ hãy áp dụng nguyên tắc này ngay nhé.
11. Đưa lợi ích để bé không từ chối
Bạn có thể phải cãi cọ với bé 2-3 tuổi nhà mình về việc chọn quần áo nhưng nếu bạn gợi ý: “Con mặc áo dài tay này vào và mẹ con mình sẽ ra ngoài chơi” thì mọi chuyện sẽ khác. Đưa ra lợi ích cho bé khiến yêu cầu của mẹ có sức nặng hơn.
12. Hãy đơn giản
Khi dạy con, mẹ luôn cần nhớ nguyên tắc đơn giản. Hãy sử dụng câu ngắn với ngôn ngữ mà bé hiểu được. Bạn hãy nghe cách các bé trò chuyện với nhau và tìm hiểu ngôn ngữ của bé. Khi nói với bé, bạn cần chắc là bé đã hiểu rõ.
13. Để bé nhắc lại yêu cầu của mẹ
Nhiều mẹ không biết con đã hiểu lời của mình chưa và hỏi lại “Con có hiểu không?”. Nhưng điều này đôi khi làm bé lo lắng mà nói là “hiểu” dù bé chưa hiểu rõ.
Mẹ nên nhẹ nhàng đề nghị con nhắc lại một yêu cầu của mình. Nếu bé không nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp.

KINH DOANH NÔNG SẢN SẠCH: NHẬT BẢN BÁN XÀ LÁCH 1,2 TRIỆU ĐỒNG/KG, CÒN VIỆT NAM?

Nghe binh pháp Tôn Tử dạy cách thay đổi cuộc đời

Có lẽ so sánh Nhật Bản và Việt Nam khá vô lý khi thu nhập bình quân người Nhật gấp 15 lần thu nhập người Việt. Nhưng nhìn lại nông sản sạch của Việt Nam, một loạt câu hỏi đặt ra mà dấu hỏi lớn nhất là CÓ SẠCH THẬT KHÔNG?

Kinh doanh nông sản sạch: Nhật bán xà lách 1,2 triệu đồng/kg, còn Việt Nam vẫn đang “lên vũ trụ bằng dép lốp”
Bài toán nông sản sạch của Việt Nam: Làm sao “lên vũ trụ bằng dép lốp”?
Hiện có rất nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có nông sản sạch.
“Tôi cho đó là xu hướng tiến bộ của thời đại cũng như Việt Nam, còn về phía người dân,nhiều người rất sợ vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm”, ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội nhận định.
Cùng kinh doanh nông sản sạch, Nhật Bản có thể bán xà lách với giá 1,2 triệu đồng/kg, còn Việt Nam, làm thế nào để người tiêu dùng tin đó là sản phẩm sạch đã khó.
“Chúng ta phải vừa đảm bảo thực phẩm sạch, và vừa phải có mức giá hợp lý. Đó là bài toán rất khó trong điều kiện của Việt Nam, chẳng khác nào “lên vũ trụ bằng dép lốp””, ông Phú nhìn nhận.
Kinh doanh nông sản sạch tại Việt Nam, theo ông Phú, đang có 3 vấn đề.
Một là, làm nông nghiệp nhìn chung vốn rất rủi ro, luôn canh cánh lo về thiên tai, dịch bệnh…
Hai là, các ưu đãi chính sách cho nông nghiệp rất ít. “Nào là thủy lợi phí, thậm chí mớ rau cũng bị tính VAT 5 – 10%... Những chuyện này lẽ ra phải bỏ”, ông Phú nói.
Ba là, cách làm ăn của người Việt còn manh mún, nền sản xuất còn thiếu minh bạch, kỷ cương còn lỏng lẻo.
Sao lại sản xuất kiểu nơi phun thuốc bán cho thị trường, nơi không phun thuốc cho nhà mình ăn? Cách làm ăn tiểu nông phải xóa bỏ ngay và kỷ cương phải siết vào. Cách đây ít lâu, một thương hiệu rau sạch đã đưa rau dởm vào siêu thị. Đưa hàng rởm vào siêu thị là tội rất nặng, nhưng chúng ta không làm và mọi chuyện rơi vào quên lãng”, ông Phú cho biết.
“Tôi nhớ hình ảnh người nông dân Nhật bán hàng rong dọc đường sẵn sàng dán mã số của nhà người ta vào mớ rau mùi bán ở thị trường. Người ta dám khẳng định đó là hàng nhà người ta. Còn ở ta, rau Vân Nội không biết là nhà nào trồng, ai cắt hái, ai vận chuyển…”
Người tiêu dùng Việt mua nông sản sạch giờ đang phải tự đặt ra một loạt câu hỏi: Xuất xứ ở đâu, thu hoạch/giết mổ từ bao giờ, giá cả hợp lý không…, và quan trong nhất là thực phẩm có sạch thật không.
“Kỷ cương, phép nước, thói làm ăn phải rèn lại theo cách làm công nghiệp. Đừng để ai làm ăn phi pháp tồn tại. Bằng việc này, chúng ta mới tiến lên được”, ông Phú nói.

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Cách Trồng Rau Muống An Toàn

Kinh nghiệm, hình ảnh làm vườn rau trên sân thượng
Cách Trồng Rau Muống An Toàn

Rau muống là loại rau rất phổ biến bởi tính chất dễ trồng, dễ chế biến món ăn và giá cả hợp lý, vì là loại rau ưa dùng của mọi người vì thế trong quá trình trồng rau muống đôi khi người nông dân sử dụng một vài loại hóa chất kích thích cây tăng trưởng nhanh để tăng sản lượng rau, điều đó ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe người sử dụng.
Cách trồng rau muống an toàn với việc bón phân, phun thuốc trừ sâu với thời gian cách ly hợp lý sẽ đảm bảo độ sạch của rau với sức khỏe con người.
Sau đây là kỹ thuật trồng rau muống :
1. Giống
- Hiện nay rau muống nước chủ yếu dùng các giống địa phương.
- Rau muống trồng cạn có thể dùng giống rau muống hạt nhập nội
2. Thời vụ
Trồng rau muống có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, trong mùa mưa rau muống thường bị nhiễm bệnh hơn mùa khô.
3. Chuẩn bị đất         
- Có thể trồng rau muống trên nhiều loại đất khác nhau.
- Trồng rau muống ở cạn lên liếp rộng 1,2-1,5m; cao 12-15cm, mùa mưa lên liếp cao hơn khoảng 20cm.
-Trồng rau muống nước: chuẩn bị đất như đất trồng lúa.
- Trong mùa mưa: trồng rau muống ở cạn có thể trồng trong nhà lưới hoặc che phủ bạt nylon để tránh đất cát bám lên cây và dễ nhiễm các loại sâu bệnh.
4. Khoảng cách trồng rau muống
- Tùy theo đất trồng, giống và cách trồng mà áp dụng mật độ khác nhau.
- Đối với rau muống gieo hạt có thể gieo từ 8-10kg hạt giống/1000m2.
- Trồng rau muống ở cạn và trồng rau muống ở nước có thể trồng với khoảng cách 10-15cm, tùy theo điều kiện đất. Mật độ trồng có thể biến động từ  20.000-150.000 chồi/1000m2.
- Khi trồng rau muống vùi đất kín 2-3 đốt.
- Đối với rau muống sau khi thu hoạch thường để lại từ 2-3 đốt. Nếu để lại nhiều đốt thì chồi nhiều nhưng nhỏ.
5. Bón phân (tính cho 1000m2)
Tùy theo đất mà lượng bón khác nhau. Trung bình lượng phân bón như sau:
- Bón lót: phân chuồng hoai mục 1,5-2 tấn, super lân 10-15 kg, kali 3-4 kg.
- Bón thúc: Thường dùng urê, sau mỗi lần thu hoạch khoảng 15-20 kg urê.
Lưu ý: Không bón quá nhiều urê. Nếu bón phân NPK hoặc phân DAP, cần phải tính lại lượng phân đạm, lân, kali cho phù hợp.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Những dịch hại chính trên rau muống:
- Ốc bươu vàng, sâu khoang, rầy, bệnh gỉ trắng, đốm lá, tuyến trùng …
- Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, bắt ốc, ngắt bỏ ổ trứng ốc, sâu khoang. Khi sâu bệnh có mật số cao có thể gây hại dùng thuốc BVTV như sau:
+ Đối với sâu khoang: Dùng các loại chế phẩm vi sinh: như Biocin, Dipel hoặc dùng thuốc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem, hay dùng thuốc gốc Cúc tổng hợp như Sumicindin, Karate…
+ Đối với rầy hại: Dùng Butyl, Trebon, Actara…
+ Đối với bệnh: Dùng Monceren, Ridomyl MZ…
7. Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch đối với rau muống gieo hạt từ 20-30 ngày. Đối với rau muống gieo một lần thu hoạch nhiều lứa thì khoảng cách giữa các lứa thu hoạch từ 18-21 ngày.

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Kinh nghiệm, hình ảnh làm vườn rau trên sân thượng

Thầy u em bảo, chúng em chưa từng làm nông thì biết gì mà làm. Thực ra thì em cũng hoang mang lắm khi bắt tay vào công cuộc vườn tược này. Trước đây em toàn trồng cây kiểu amateur, cứ múc đất vào gieo hạt là trồng luôn. Nhưng trồng kiểu này cũng chỉ được đợt đầu rau tốt tươi mà thôi. Còn những đợt sau thì rau còi cọc và không lên được nữa. Lần này 2 chúng em (Em và giai nhà em) quyết định đầu tư hẳn một vườn rau và nghiên cứu đầy đủ cách thức làm đất, bón phân, tiêu diệt sâu bọ….Tất cả mọi kiến thức, kinh nghiệm cụ “gu gồ” đã truyền đạt lại cho em một cách thực sự kỹ lưỡng và đầy đủ. Em biết một số bác cũng ham hố làm nông dân như em nên em quyết định tổng hợp và share lại toàn bộ những kinh nghiệm sự nghiệp trồng rau của em đã tích lũy trong nửa năm qua. Một phần cũng là để khoe thành quả của em ah!


share-toan-bo-kinh-nghiem-hinh-anh-lam-vuon-rau-tren-san-thuong-cho-cac-bac-chuan-bi-su-nghiep-lam-nong-dan-nhu-em-ah1
Bầu nhà em đây
share-toan-bo-kinh-nghiem-hinh-anh-lam-vuon-rau-tren-san-thuong-cho-cac-bac-chuan-bi-su-nghiep-lam-nong-dan-nhu-em-ah2
Dưa leo trĩu quả ah!:-)
share-toan-bo-kinh-nghiem-hinh-anh-lam-vuon-rau-tren-san-thuong-cho-cac-bac-chuan-bi-su-nghiep-lam-nong-dan-nhu-em-ah3
Cà chua chĩu trịt đây ah, ăn mãi chả hết.:-)
share-toan-bo-kinh-nghiem-hinh-anh-lam-vuon-rau-tren-san-thuong-cho-cac-bac-chuan-bi-su-nghiep-lam-nong-dan-nhu-em-ah4
Cải bó xôi đây ah.
Còn nhiều ảnh lắm mà em không thể nào khoe hết lên được. Bác nào có hứng thì vào ngắm tiếp vườn rau của em ở địa chỉ fb này nhé! https://www.facebook.com/bac.lethi.5/posts/1086122091401549
BẮT ĐẦU SỰ NGHIỆP TRỒNG RAU ĐÂY AH:
Đầu tiên phải kể đến là xử lý chống thấm, nếu trần nhà đã được xử lý chống thấm tốt thì khỏi phải nói ah, nếu nhà bác nào chưa xử lý tốt thì nên lót một tấm bạt lớn ở dưới, sau đó tất cả các thùng xốp phải được kê cao lên, khi tưới nước thì chỉ tưới vừa phải, từng chút một cho đất ngấm nước tránh để tràn ra quá nhiều.
Bước tiếp theo là chuẩn bị đất và thùng xốp: Thùng xốp thì ok rồi, chỉ cần ra hàng hoa quả thì bạt ngàn thùng xốp, thùng to, thùng vừa, thùng bé. Đối với những loại rau như rau mồng tơi, rau cải, rau cải bó xôi….thì chỉ cần mua loại thùng bình thường vì những loại này không cần quá nhiều đất. Đối với loại như bầu, mướp, dưa chuột thì cần nhiều đất nên phải sử dụng thùng to, ghép 2 thùng lại với nhau thì lượng đất mới đủ để ra quả.
Đất là khâu vất vả nhất của chúng em, em làm vườn rau vào thời điểm gần tết nên không gọi được cho bất cứ chỗ bán đất nào chở được. Mà cái tính em thì chẳng thể nào chờ đợi cái gì được, cứ thích là phải làm ngay và luôn cơ. Thế là em quyết định rủ anh xã tự đi xúc từng bao đất mang về, rồi được sự hỗ trợ cật lực của bố mẹ chồng em cùng khuân vác lên tầng thượng. Cuối cùng chúng em cũng hoàn thành khối lượng đất cực lớn, có lẽ phải 2 xe đất. Đúng là có sức người sỏi, đá cũng thành rau mà.
LÀM ĐẤT:
Rút kinh nghiệm mấy lần trước cứ vội vàng gieo hạt, trồng trọt ngay, vì muốn thấy thành quả ngay lập tức. Lần này khi mang đất về em cẩn thận phơi phóng mấy nắng, sau đó trộn vôi bột, xới tơi đất, trộn phân đầy đủ rồi mới bắt đầu công đoạn trồng trọt. Việc phơi đất và trộn vôi bột là cực kỳ quan trọng vì để diệt mầm mống của trứng sâu bệnh. Các bác đừng vội và đừng lười mà bỏ qua bước này nhé!
Ủ PHÂN:
Công đoạn ủ phân này thực ra em làm từ trước khi lấy đất cả tháng, em thích dùng phân hữu cơ tự ủ từ thức ăn thừa, cọng rau hoặc lá cây ủ hoai mục. Em làm mấy thùng xốp to có nắp đậy, thức ăn thừa như canh rau, xương cá, gà, vỏ trứng….tất cả đổ vào thùng sau đó lấp một lớp đất lên trên. Cứ sau mỗi bữa ăn lại đổ như vậy, khoảng gần 1 tuần là đầy 1 thùng. Nhưng lưu ý với các bác là thức ăn đã chiên xào thì cố gắng cho nước vào gạn qua 1 nước cho bớt mặn và mỡ nhé! Khi ủ các bác không cho nước vào thùng, mở hé thùng cho có không khí. Như vậy phân sẽ hoai mục nhanh. Thường thì mất khoảng 1 tháng đến 1.5 tháng là dùng phân được. Em cũng đặc biệt lưu ý với các bác là cho càng nhiều vỏ chuối càng tốt, của nhà ăn hay của hàng xóm cứ thấy là xin vỏ về ủ. Vỏ chuối chứa nhiều Kali rất tốt để bón cho cây thời kỳ ra hoa, ra quả.
Cách 2 để ủ phân là hoa quả, vỏ hoa quả thừa các bác cắt nhỏ ra ngâm vào nước cho lên men, khoảng 1 tuần là dùng được, sau đó pha với nước sạch tưới cho rau. Rau cực kỳ tốt luôn ah!
**** Các bác đừng chém em là ủ phân hữu cơ sẽ bị mùi này nọ nhé! Bác nào thích thì dùng cách này ah. Em cũng thấy không bị mùi lắm đâu ah. Còn nếu không các bác mua NPK về bón ah*****
SỬ DỤNG PHÂN NPK:
Thực ra có một số loại cây dài ngày như mướp, bầu thì thỉnh thoảng em cũng phải bón thêm NPK bổ sung cho cây được khỏe, nhất là giai đoạn cây ra hoa, quả. Vì những loại này cần rất nhiều dinh dưỡng. Thông thường bón khoảng 1 tuần/ lần, và dừng bón trước 15 ngày khi thu hoạch.
Khi trồng những loại cây rễ chùm nhiều như mướp, bầu đây là những loại cây hút nước và cần dinh dưỡng rất nhiều nên khi trồng những loại này các bác nên làm thùng bằng cách đặt thêm những chai nước lọc đã đục lỗ ở dưới đáy thùng để có thể trữ được nước trong những ngày nắng nóng, việc này giúp đất luôn có độ ẩm. Cách này em học được trên một diễn đàn trồng rau, em đã áp dụng và cực kỳ thành công. Trước khi trồng 2 loại cây này các bác nên trộn đất với 1kg phân lân, phân hữu cơ hoai mục và phân bò khô (Mua ở hàng bán cây cảnh 50k/bao) nữa nhé!
CHUẨN BỊ HẠT GIỐNG:
Khâu chuẩn bị hạt giống cũng rất quan trọng có tính quyết định về độ đồng đều của rau trái. Trước khi gieo hạt, các bác nên phơi hạt trong nắng nhẹ 1 nắng (có thể phơi hoặc không, em cẩn thận nên cứ phơi để tiêu diệt mầm bệnh của cây thôi). Các bác ngâm hạt giống theo công thức 2 sôi, 3 lạnh nhé! ngâm khoảng 7 tiếng sau đó vớt hạt lên ủ vào khăn ướt hoặc giấy ướt, giấy lau…thường thì ủ mất khoảng 1 ngày là hạt nứt nanh, bắt đầu chồi rễ. Lúc này mọi người bắt đầu gieo hạt nhé, đừng để rễ dài quá khi gieo dễ bị đứt rễ. Nên gieo hạt vào lúc chiều mát, khi gieo hạt thì hạt thường ướt và bị dính vào nhau, gieo rất khó nhất là đối với những loại hạt nhỏ như hạt rau cải canh. Mọi người nên trộn thêm chút cát khô vào hạt rau sau đó vãi hạt rất dễ (bí quyết này em học của mấy bác trồng rau trong Đà Nẵng). Sau khi gieo hạt, ủ một lớp trấu hoặc lớp đất mỏng lên trên. Nếu gieo vào buổi chiều tối thì cứ để mở thùng rau ra như vậy, để qua đêm cho sương xuống. Sáng hôm sau thì lên đậy thùng xốp lại, lưu ý là không đậy kín mít nhé! Phải có khoảng hở ra, mục đích của việc đậy này là tránh sự thoát nước để cây ra rễ và phát triển nhanh hơn. Đậy khoảng 3 ngày thì bỏ ra, lúc đó cây đã lớn được khoảng 3cm. Tưới nước đều đặn cho cây mỗi ngày. Tốt nhất là tưới bằng bình xịt để cây đỡ bị xê dịch và ngả rạp xuống.
***Lưu ý:****
– Đối với hạt rau muống thì khi ngâm nước không theo tỉ lệ 2 sôi, 3 lạnh đâu nhé! Mọi người ngâm theo tỉ lệ 3 sôi, 1 lạnh thôi, đừng sợ hỏng hạt, tỉ lệ nước nóng nhiều hơn thì hạt rau muống mới nảy mầm đồng đều được.
– Đối với hạt mướp, sau khi ngâm nước 1 ngày, thì phải bẻ một chút đầu hạt ra, phần đầu nhọn í, thì mầm mới chồi lên nhanh được.
TRỒNG BẰNG CÂY HOẶC CÀNH CÓ SẴN:
Đối với một số loại cây các bác không cần thiết phải gieo hạt có thể trồng luôn bằng cành hoặc cây có sẵn. Ví dụ như cần tây, mình thường mua ở ngoài chợ họ nhổ cả cây lên. Mình về cắt gần sát gốc. Bộ rễ thì cắt một chút rồi mang trồng xuống thùng xốp, khoảng 2 tuần sau thì cần bắt đầu nhú những lá mới. Hành lá cũng vậy, mình ghét ăn phần trắng của hành nên thường chỉ cắt phần lá xanh, còn phần trắng và rễ thì cắm xuống đất trồng.
Củ xả mua về ngâm trong nước mấy ngày cho ra rễ, sau đó đem trồng thùng xốp, chỉ 1 tháng là tốt um lên.
Rau ngót cũng vậy, mọi người xin được cành già cắt vát đi, cắm xuống đất, cố gắng giữ ẩm cho đất, bón thêm một chút NPK để cây nảy mầm, ra rễ nhanh chóng.
CHĂM SÓC CÂY:
Nếu các bác đã chuẩn bị đầy đủ khâu làm đất, ủ phân rồi thì bây giờ chỉ việc chăm sóc, tưới tắm đầy đủ cho cây là được rồi. Nhà em trồng trên sân thượng, nắng cực gắt nên tưới nước 2 lần/ ngày. Tuy hơi vất vả chút, nhưng khổ nỗi em lại thích thời gian mò mẫm trên đó với cây cối vườn tược nên không thấy gì là vất vả cả.
Đối với đa số các loại cây đều cần phải nhiều nắng mới ra quả và không bị bệnh phấn trắng như ớt, dưa chuột, bầu, mướp, cà chua….Những loại cây này nếu trồng trong bóng râm hoặc nắng chiếu thời gian không đủ thì sẽ không ra quả, hoặc ra quả rất ít và nhỏ. Em đã bị một lần trồng dưa chuột và ớt ở hành lang tầng 2 rồi, lá thì tốt um, mà quả thì chẳng thấy đâu.
Một số loại cây lại không ưa nắng như lá lốt, rau càng cua, đối với những loại này em thường nhét thùng rau dưới giàn dưa chuột hoặc giàn mướp.
THỤ PHẤN CHO CÂY:
Thường thì sự thụ phấn của cây diễn ra tự nhiên nhờ gió hoặc nhờ côn trùng. Em trồng trên sân thượng, gió thì ok rồi, nhưng côn trùng thì ít lắm. Thế nên em quyết định tự làm công cuộc mai môi cho anh hoa đực và anh hoa cái. Bây giờ em mới phát hiện ra là có nhiều bác không biết đâu là hoa đực đâu là hoa cái thế nên em chụp luôn 1 kiểu ảnh hoa đực và hoa cái cho các bác phân biệt nhé!
share-toan-bo-kinh-nghiem-hinh-anh-lam-vuon-rau-tren-san-thuong-cho-cac-bac-chuan-bi-su-nghiep-lam-nong-dan-nhu-em-ah5
Hoa mướp đực đây ah
share-toan-bo-kinh-nghiem-hinh-anh-lam-vuon-rau-tren-san-thuong-cho-cac-bac-chuan-bi-su-nghiep-lam-nong-dan-nhu-em-ah6
Đây là hoa mướp cái ah
share-toan-bo-kinh-nghiem-hinh-anh-lam-vuon-rau-tren-san-thuong-cho-cac-bac-chuan-bi-su-nghiep-lam-nong-dan-nhu-em-ah7
Đây là cách để thụ phấn chủ động (em lấy hoa dưa leo làm minh họa nhé! Chứ không phải bông mướp cái ở trên đâu ah)
Tất cả các bông hoa đực thì chỉ có phần bông hoa thôi. Còn hoa cái thì có phần quả nhỏ nhô ra sau đó mới đến phần hoa. Hoa cái nếu được thụ phấn thì sẽ phát triển thành quả, nếu không được thụ phấn thì những hoa này sẽ bị rụng. Để cho năng suất cao thì nên thụ phấn chủ động cho cây. Đối với những loại như như mướp, dưa leo hoa thường nở buổi sáng, khoảng 7, 8h sáng. Ngắt hoa đực ra vặt hết cánh hoa, sau đó cho phần nhụy hoa đâm vào bông hoa cái, thế là ok, chờ 7 ngày sau có quả ăn nhé! Đối với bầu thì hơi trái khoáy một tí, hoa bầu thường nở vào lúc 5, 6 h tối thế nên mọi người canh lúc đi làm về thì thụ phấn cho hoa nhé!
TIÊU DIỆT SÂU BỌ:
Sâu bọ chủ yếu phát sinh từ ấu trùng trứng có sẵn trong đất, thế nên trong công đoạn làm đất em mới khuyến cáo các bác phải làm đất kỹ càng, phơi nắng và trộn vôi bột. Tuy nhiên, khả năng vẫn còn sót lại một số trứng sâu là chuyện bình thường thôi. Sâu bệnh cũng bắt nguồn do những loại bướm, côn trùng mang đến, để tiêu diệt mấy bạn này thì các bạn không thể sử dụng phương pháp giống như mấy bác nông dân là phun thuốc sâu được. Bởi nếu phun thuốc sâu thì các bác thất bại trong vụ trồng rau sạch rồi. Qua nghiên cứu, hỏi han cụ gu gồ thì cụ ấy đã chỉ cho em cách pha chế thuốc diệt sâu bằng nguyên liệu tỏi, ớt, gừng khá hiệu nghiệm. Công thức em sưu tầm và ứng dụng như sau ah < minifarm>:
+ 1 kg tỏi
+ 1 kg ớt
+ 1 kg gừng
+ 3 lít rượu
Cách thực hiện:
Bước 1: Bạn giã tỏi, ớt, gừng thật nhuyễn.
Bước 2: Ngâm chung 3 kg ( tỏi +ớt+ gừng) và 03 lít rượu. Ngâm trong thùng kín và không nên để thùng ngâm ở những nơi quá nắng nóng. Thời gian ngâm là 15 ngày, làm cho các chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu.Dung dịch này có thể dùng được trong vòng 6 tháng.
Cách sử dụng:
Bạn có thể sử dụng thuốc thảo mộc tự chế này để phòng trừ sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảy…
Mỗi lần phun chỉ cần lấy khoảng 200-300ml hòa cùng 5lit nước rồi phun cho vườn rau. Nếu phun để phòng bệnh khoảng 1 tuần – 10 ngày bạn phun một lần, nếu không khi nào bạn thấy cây có hiện tượng bị sâu bệnh là phun ngay nhé. Khi phun, bạn nhớ phun đều thuốc lên bề mặt lá và phun xuôi theo chiều gió để hạn chế thuốc bay vào mắt gây cay rát cho người phun. Sau khi phun thuốc, mùi của thuốc sẽ xua đuổi côn trùng và cản trở quá trình gây hại của chúng và sâu hại.Thời gian cách ly 3 ngày nhé bạn.
Thuốc là dung dịch thảo mộc nên hầu như không có nguy cơ gây độc, tuy nhiên cũng không nên phun quá đậm đặc vì như vậy sẽ gây lãng phí không cần thiết. Nếu sử dụng thuốc với liều lượng quá đậm đặc thì rất có thể cây sẽ bị cháy, táp lá, nếu lá bị hại nhiều có thể dẫn đến chết cây. Với dung dịch thảo mộc thì khả năng gây ảnh hưởng đến cây phải là rất đậm đặc, vì vậy chỉ nên phun ở liều cao gấp 2-3 lần theo hướng dẫn thì sẽ ít có khả năng gây hại cho cây.
Tỏi và gừng đều có chất tinh dầu tạo mùi cay nồng có tác dụng xua đuổi côn trùng, có thể dùng tươi pha trong nước với tỷ lệ 10 g/lít nước, 2 muỗng dầu và một ít xà bông. Cả tỏi và gừng đều giảm số lá bị thiệt hại do sâu ăn lá, sâu đục bông và sâu đục trái, trong đó tỏi hiệu quả hơn gừng.
THU HOẠCH:
Đối với việc thu hoạch mọi người cũng cần lưu ý là không nên để trái quá già và quá chín mới thu hoạch, như vậy rất hại cho cây vì phải dồn hết dinh dưỡng để nuôi quả. Mọi người nên thu hoạch khi quả vừa bắt đầu chín, như cà chua chẳng hạn, mình thường thu hoạch lúc quả ương ương, để 1, 2 hôm là quả chín mọng.
Thực ra cũng còn một số lưu ý khi trồng nữa, nhưng mình chỉ tranh thủ viết được đến đây thôi. Những kinh nghiệm trên cũng đủ để mọi người có thể tạo ra một vườn rau tươi tốt trên sân thượng rồi! Có gì cần hỏi thêm mình sẵn sàng share, mọi người inbox cho mình tại địa chỉ fb.

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Kỹ thuật trồng cây rau đay xanh tốt

– Nhờ có kỹ thuật trồng cây đơn giản nên người dân có thể tự trồng rau đay cho gia đình mà không sợ dư lượng thuốc kích thích và thuốc trừ sâu ngoài thị trường.

Cây rau đay (tên khoa học: Corchorus) có kỹ thuật trồng cây rất đơn giản. Đây là một chi của khoảng 40-100 loài thực vật có hoa trong họ cẩm quỳ (Malvaceae) có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới.
Kinh nghiệm, hình ảnh làm vườn rau trên sân thượng
Kỹ thuật trồng cây Rau ngót
Kỹ thuật trồng cây rau đay không khó

Kỹ thuật trồng cây rau đay không khó

Rau đay là một loại rau ăn lá có thể có chiều cao 60- 70 cm, nhiều nhánh, lá nhỏ; thân, cành và gân lá rau đay màu đỏ tía, rau đay có bộ rễ phát triển nhưng ăn nông, chịu úng kém. Cây phát triển thích hợp ở vùng khí hậu nóng ẩm, đặc biệt ở khu vực phía Bắc Việt Nam.

Kỹ thuật trồng cây rau đay

Hạt  rau đay được gieo từ tháng 3 – tháng 7, từ 1,5 – 2kg hạt giống cho 1.000m2. Người trồng cần lên luống rộng 0,8 – 1m và làm đất kỹ, gieo vãi hoặc theo hàng, hàng cách nhau khoảng 20cm và tưới giữ ẩm. Khi  rau đay cao 10- 15cm cần được nhổ tỉa cho thưa bớt. Sau 50 – 60 ngày, luống rau cần được nhổ tỉa thêm 1 lần nữa, để các cây cách nhau 30 x 40cm và thu hái ngọn nhiều lứa.
Ngoài ra, bà con nên bón phân lót 1,2 – 1,5 tấn phân chuồng hoai + 10 – 12 kg super lân + 7 – 10 kg KCl cho 1.000m2 cây. Khi  rau đay mọc 2 -3 lá thật, người trồng cần hòa loãng phân đạm và tưới, cách 8 – 10 ngày tưới một lần, đặc biệt là sau 1 lần hái ngọn.
Sâu bệnh trên rau đay
Ngoài sâu xanh, sâu khoang, rau đay thường hay bị các loại sâu chích hút làm lá xoăn và vàng như rầy xanh, bọ trĩ và nhện trắng. Cách phòng trừ chủ yếu là chăm bón dinh dưỡng cho cây đầy đủ, khi sâu tấn công rau đay với mật độ cao, người dân có thể phun thuốc. Trị bọ trĩ cần dùng các thuốc Fastac, Polytrin, Admire, với nhện dùng Feat, Abafax, Ortus…
Rau đay có nhiều công dụng đối với con người
Rau đay có nhiều công dụng đối với con người
Rau đay thường bị bệnh và chết cây con, bệnh thán thư tạo thành những đốm nâu trên lá, làm khô ngọn và chết cây con. Phòng trừ thán thư trên  rau đay bằng các thuốc Dithan –M, Carbenzim, Topsin – M. Rovral…
Thu hoạch và làm giống
Người trồng cần thu hoạch đúng lứa đảm bảo chất lượng rau non và thời gian cách ly thuốc hoá học bảo vệ thực vật, phân đạm bón thúc. Cách để giống: sau tháng 7 thu hái quả , quả cần được để vào thúng hoặc nong nia phơi khô rồi vò lấy hạt, làm sạch cất giữ cho vụ tới.
Tác dụng của cây rau đay
Rau đay loại rau có nhiều muối khoáng và vitamin. Các nhà nghiên cứu đã phân tích thành phần hoá học của rau đay thấy có canxi 498mg%, photpho 93mg%, sắt 3,8mg%, kali 650mg%, axit oxalic 870mg%, vitamin B1 0,24mg%, vitamin B2 0,76mg%, vitamin C 168mg%, vitamin A 7,940 đơn vị…
Canh cua rau đay là món đặc sản của mùa hè đậm chất Việt Nam
Canh cua rau đay là món đặc sản của mùa hè, đậm chất Việt Nam
Ngoài khả năng chữa tràn dịch màng phổi, rắn cắn, cây rau đay còn có công dụng trị táo bón do cây chứa nhiều nước nên làm mềm phân. Trong rau đay có nhiều polysaccharid, làm tăng lưu chuyển ruột, chống ứ đọng phân.
Rau đay có tác dụng làm mát, tiêu khát, giải nhiệt, chữa trúng nắng. Vì rau đay có nhiều nước, chứa nhiều chất nhầy, có nhiều đường nên ích lợi cho việc giải nhiệt. Tính hàn của rau đay giúp hóa giải mọi hiện tượng nóng trong.

Kỹ Thuật Trồng Cây Rau Ngót

(Còn gọi là rau bồ ngót, bù ngót, mì chính)Tên khoa học: Sauropus Androgynus (L.)Họ: Thầu dầu Euphorbyaceae.

Kỹ Thuật Trồng Cây Rau Ngót
1/ Đặc điểm sinh học- Thuộc cây thân gỗ, mọc thẳng đứng, phân nhiều cành.
- Cây cao khoảng 1,5 m, có khi lên đến 2 m.
- Lá mọc cách, phiến lá hình bầu dục, màu xanh đậm.
- Hoa rau ngót đơn tính, hình sim; quả hình tròn giống như quả cà nhưng nhỏ hơn.
- Rau ngót là cây có nhiều chất bổ, lành tính, đặc biệt cho nhiều Vitamin A, C.
2/ Kỹ thuật trồng
 * Giống
- Có thể trồng cây bồ ngót từ hạt nhưng tỉ lệ nẩy mầm của hạt thường rất thấp và thời gian cây cho thu hoạch lâu.
- Trồng bằng cách giâm cành:
Trên những cây bồ ngót sinh trưởng mạnh (cây khoảng 6 – 8 tuổi sau khi trồng), không sâu bệnh hại để chọn những cành khoẻ, cành bánh tẻ (không già, không non) – cành vừa hoá nâu, sau đó cắt từng khoảng dài 20 cm để làm giống cho vụ sau. Bằng cách như sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị trấu để làm liếp giâm cành (trấu đã được ủ hoai). Tuỳ theo kích thước vườn: chiều rộng khoảng 1 – 1.2 m; chiều cao mặt liếp khoảng 10 cm.
  + Bước 2: Chuẩn bị cây giống (những đoạn cây giống vừa nêu trên).
  + Bước 3: Nhúng vào dung dịch NAA (kích thích ra rễ) đã pha sẵn nồng độ.
  + Bước 4: Ghim cây giống lên liếp đã chuẩn bị, độ nghiêng của cây so với mặt liếp khoảng 45độ.
  + Bước 5: Sau khi ghim khoảng 20 – 25 ngày cây ra rễ và co thể đem ra ruộng (vườn) trồng, tưới nuớc để giữ ẩm.
 
 * Đất:Cây rau ngót rất dễ trồng, thích hợp trên nhiều vùng đất, nhưng đất không bị nhiều phèn và mặn là được. Tốt nhất là trồng trên đất thịt nhiều bùn, thoát nước tốt.
 * Thời vụ:Có thể trồng quanh năm, tốt nhất là đầu mùa mưa.
 * Khoảng cách trồng:Hàng cách hàng 50 – 60 cm.
Cây cách cây 25 – 30 cm, mỗi hốc có thể trồng 2 cây.
 * Phân bón (tính cho 1.000 m2):- Bón lót: 1,5 – 2 tấn phân chuồng hoai mục.
Super lân: 10 – 15 kg.
Kali: 3 – 4 kg.
- Bón thúc: Có thể chia làm 2 lần bón, sử dụng phân Urê khoảng 5kg/lần (1 tháng sau trồng) và lần 2 sau đó khoảng 20 – 25 ngày. Trong thời gian đó, kết hợp sử dụng thêm phân bón lá để bổ sung thêm vi lượng cho cây.
- Do cây rau ngót thu hoạch liên tục, sau mỗi lần thu hoạch có thể chỉ bón cho cây 1 lần phân và khoảng 6 tháng nên bón thêm phân hữu cơ cho cây. Hai năm sau trồng lại cây mới.
 * Chăm sóc:- Vệ sinh vườn, tránh cỏ cạnh tranh dinh dưỡng với cây, hạn chế sâu bệnh hại.
- Tưới nước 1 ngày/lần.
- Trong quá trình thu hoạch cây kết hợp với cắt tỉa, tạo cây có bộ khung tán đẹp, vườn thông thoáng.
 * Phòng trừ sâu bệnh:Cây rau ngót tương đối ít bị sâu bệnh hại tấn công. Nếu có thì các đối tượng sâu bệnh hại trên cây chủ yếu như: Sâu cuốn lá, sâu xanh: Sử dụng các loại thuốc vi sinh Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Sherzol, SecSaigon.
 * Thu hoạch:- Thu hoạch rau ngót bằng cách cắt cành hoặc hái lá.
- Sau khi trồng khoảng 2 tháng thì chúng ta có thể thu hoạch đợt đầu.
- Các đợt tiếp theo sau khoảng 25 – 30 ngày.

Kỹ Thuật Trồng Cây Rau Dền

Rau dền là loại rau mùa hè, mọc khỏe có bộ rễ phát triển ăn sâu vào đất nên chịu được hạn, chịu nước rấr giỏi. Hạt nhỏ có vỏ sừng nên giữ được sức nẩy mầm rất lâu khi bị rơi xuống hay bị vùi trong sâu đất.

Kỹ Thuật Trồng Cây Rau Dền
Rau dền phát triển tốt ở nhiệt độ 23-300C, ẩm độ cao. Ở điều kiện này cây cho năng suất cao.
- Kỹ thuật gieo trồng: Rau dền có 2 giống.
+ Dền trắng (dền xanh) có thân, lá đều màu xanh, phiến lá hẹp hình lá liễu nên còn có tên là dền lá liễu.
+ Dền đỏ (dền tía) lá hơi tròn đều hoặc tròn như vỏ hến, lá to dài, thân cành và lá có màu huyết dụ.
Gieo hạt từ tháng 2 đến tháng 7. Khi cây được 25-30 ngày (cao 10-15cm) thì nhổ cấy ra ruộng.
Hạt dền nhỏ nên làm đất kỹ, có thể trộn tro bếp để gieo hạt cho đều.
- Bón phân:
Từ 12-15 tấn phân chuồng. Luống rộng 0.9-1.0m, khoảng cách 15 x 15 cm
+ Bón thúc sau khi cây trồng được 5 – 7 ngày : 43 – 45 kg đạm pha loãng tưới cho cây/ha
+ Sau khi cấy 25-30 ngày thì thu hoạch (thu hoạch bằng cách hái cả cây). Có thể thu bằng cách dùng dao cắt ngang thân cây cách mặt đất 7-10 cm.
- Rau dền có thể bị các loại sâu ăn lá gây hại như sâu róm, sâu xanh, sâu khoang, khi bị sâu tấn công ta có thể dùng một số thuốc trừ sâu để phun như: Dùng các chế phẩm BT và NPV theo chỉ dẫn.
- Nếu trồng rau dền nên chăm sóc cho cây phát triển tốt để tháng 6 cây ra hoa kết quả đến tháng 7 thì thu hoạch hạt.
- Cách thu hoạch hạt: Dùng dao cắt cả cây đem về để vào thúng hoặc nia phơi khô khoảng 2-3 ngày, vò lấy hạt có màu đen nhánh cất giữ làm giống

Giới Thiệu Kỹ Thuật Trồng Mướp

Mướp ta ( Luffa Cylindrica L.)

Giới Thiệu Kỹ Thuật Trồng Mướp
Mướp hương (Luffa actangula Rokb.)
Đều thuộc học bầu bí (cucurbitaceae)
Đặc điểm thực vật học
Mướp là một loài dây leo. Thân có góc cạnh, màu lục nhạt
Lá to, đường kính từ 15-25 cm. Phiến lá chia thùy hình 3 cạnh hay hình mác. Mép lá có răng cưa. Cuống lá dài 10 – 12 cm. Mặt lá nháp, tua cuốn phân nhánh
Hoa màu vàng. Hoa đực mọc thành chùm, hoa cái mọc đơn độc
Quả hình thoi hay hình trụ. Quả lúc đầu mẫm sau khô, không mở. Quả dài 25 cm đến 100 cm, có khi hơn. Mặt ngoài vỏ quả màu lục nhạt, trên có những đường màu đen, chạy dọc theo chiều dài quả
Hạt rất nhiều, hình trứng, màu nâu nhạt dài 12 mm, rộng 8 -9 mm hơi có rìa
Khi quả chín vỏ ngoài hạt cũng như chất nhầy tróc hết, còn lại khối sơ cứng, dai, không bị nước làm mục hỏng. Khi ngâm vào nước sẽ phồng lên và mềm, có thể dùng cọ tắm rất tốt, rửa bát rất sạch
Quả mướp ta không có mùi thơm như quả mướp hương. Mướp ta có dạng hình cho quả to, vỏ màu xanh xẫm, nhưng vị ăn không ngon. Mướp được trồng vào mùa xuân. Nông dân trồng để lấy quả ăn, nấu canh hay xào. Quả già dùng làm xơ mướp để rửa bát và có thể ép làm mũ. Mướp còn dùng làm thuốc
Trong quả mướp có chất saponin, chất nhầy, xylan, chất bép protein (1.5%) vitamin B và C, muối nitrat. Trong nhân hạt có 41 – 45 % chất dầu
Theo đông y quả mướp có vị ngọt, tính bình, thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu, tiêu đờm, mát máu, giải độc, thông kinh mạch, làm ra sữa, khỏi lở sưng đau nhức và bổ khí an thai.
Kỹ thuật trồng mướp
Mướp là loại rau vụ hè thu. Nông dân hiện nay có 2 cách trồng mướp : trồng hố trong vườn gia đình và trồng trên ruộng sản xuất
Trồng mướp trong vườn gia đình
Hố được đào với kích thước 50 cm x 50 cm
Hạt giống được lấy ở phaân giữa các quả ra sát gốc được chọn để làm giống
Khi trồng dùng fân hữu cơ hoai mục trộn lẫn với đất tạo thành viên như hạt ngô cho vào hố. Lấp lớp đất mỏng lên và gieo hạt
Khi dây bắt đầu leo câm làm giàn cho mướp leo. Giàn có thể làm trên mặt ao, cao cách mặt nước 1 - 1,2 m hoặc có thể làm dàn che sân kết hợp lấy bóng mát cho sân nhà. Giàn ở sân làm cao 2 m
Khi mướp đã bò lên giàn cần bón thúc phân chung quanh bờ hố bằng phân chuồng. Khi mướp đã có dây khoảng 2-3 m lấy kéo cắt hết đầu các tay leo và cuộn thành các vòng tròn nhỏ, đường kính 20 cm, đặt xuống các hố được chuẩn bị sẵn ở bên cạnh, hoặc đặt ngay trên mặt hố cũ, rồi lấp một lớp đất tơi mỏng lên.
Phần còn lại của dây mướp khoảng 1 m bắt cho leo quanh cọc để bò lên giàn. Khi rễ ở phần dây được cuộn tròn bắt đầu nhú ra, bón thúc phân hoá học bằng cách rải phân lên miệng hố. Làm như vậy là tạo điều kiện cho muớp ra nhiều quả và thời gian ra quả kéo dài

Kỹ Thuật Trồng Mướp Đắng

Cách trồng rau mồng tơi hiệu quả

Kỹ Thuật Trồng Mướp Đắng

1.Thời vụ và đất trồng
Mướp đắng (khổ qua) được gieo từ đầu tháng 3-9, thu hoạch từ tháng 5-12. Nếu gieo muộn năng suất sẽ giảm, sâu bệnh hại tăng lên.
- Đất trồng nên chọn loại đất thịt nhẹ, đất pha cát, tơi xốp, bằng phẳng, dễ tưới và thoát nước, pH từ 5,5-6,5.
- Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo. Lên luống 1,3-1,4m, mặt luống rộng 1-1,2m, cao 30cm.
Chú ý chọn đất trồng cách xa khu công nghiệp, nghĩa trang, bệnh viện, nguồn nước thải, đường quốc lộ 100m.
- Khoảng cách trồng 75-80cm x 25cm/cây. Mật độ: 5-5,7 vạn cây/ha.
2. Phân bón
Tuyệt đối không được dùng phân chuồng, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới.
- Phân chuồng bón lót 15-20 tấn/ha (550-740kg/sào); cũng có thể dùng phân hữu cơ sinh học, hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.
- Phân đạm: 100-120kg/ha, chia làm 4 lần bón thúc.
- Phân lân: 60kg/ha dùng để bón lót.
- Phân kali: 90kg/ha, bón lót 50%, còn lại chia 2 lần bón thúc.
Bón thúc lần 1 khi cây có 4-5 lá thật; lần 2 cây bắt đầu nở hoa; lần 3 khi thu quả đợt 1; lần 4 khi thu quả đợt 3.
Ngoài cách bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng. Sử dụng nước phân đã xử lý tưới xen kẽ các đợt bón phân hoá học để duy trì sinh trưởng.
3. Chăm sóc:
Làm cỏ, xới vun kết hợp với 2 lần bón thúc đầu, chủ yếu xới đất và vun cao trước khi cắm giàn.
- Dùng nguồn nước tưới sạch, không dùng nước thải chưa qua xử lý để tưới. Cần giữ độ ẩm đất 80-85% vào các đợt hoa cái nở rộ.
- Chỉ thu hoạch quả sau khi bón đạm ít nhất 10 ngày.
- Cần tỉa bỏ quả bị sâu hại và quả nhỏ trong quá trình chăm sóc.
4. Phòng trừ sâu bệnh
- Dòi đục quả: dùng Sherpa 20EC, Sumicidin 10EC, Cyperan 25EC, thời gian cách ly tối thiểu 7 ngày.
- Sâu xanh: dùng Cyperan 25EC, Mimic 20FC, Sherpa 20EC, thời gian cách ly tối thiểu 7 ngày.
- Dòi đục lá: Baythroit 50EC, Confidorr 100SL, Ofatox 400EC.
- Bệnh hại: bệnh phấn trắng hại chủ yếu trên lá dùng Anvil 5SC, Score 250EC, thời gian cách ly tối thiểu 10 ngày.
5. Thu hoạch
- Sau khi gieo 48-50 ngày (giống địa phương) và 45-50 ngày (giống nhập nội) bắt đầu thu hoạch quả.
- Thu hoạch đúng độ chín, nhất là đúng thời kỳ chín thương phẩm để đạt cả năng suất và chất lượng.

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

Cách Trồng Rau Mồng Tơi Hiệu Quả

I/ Đặc điểm thực vật học:
Cách trồng Đậu đũa lùn
cach-trong-rau-mong-toi-hieu-qua
- Cây thân thảo, leo, có dây quấn.
- Lá mọc so le, phiến lá nguyên và mọng nước.
- Hoa xếp thành bông.
- Quả bế, hình cầu hay hình trứng.
II/ Công dụng:
- Rau mồng tơi có thể dùng để luột ăn, nấu canh với cua, tép…
- Rau mồng tơi có vị chua, tính lạnh, thông đại tiểu tiện hoặc dã nát bôi ngoài da để chữa trị rôm sảy.
III/ Kỹ thuật trồng:
3.1.Giống:
- Trồng mồng tơi chủ yếu bằng hạt. Hạt mồng tơi dễ mọc nên gieo thẳng trực tiếp trên luống. Lượng hạt giống gieo cho 1.000 m2 từ 2,5 - 3 kg. Hạt mồng tơi trồng bằng cách rạch hàng. Dùng cây que nhỏ chọc lỗ để bỏ hạt.
- Gieo xong rải thuốc chống kiến, dế, mối trong đất (sử dụng Vibasu 10 H) và phủ lên trên một lớp rơm mỏng để giúp tạo ẩm độ cho hạt nhanh nẩy mầm và không bị mất trôi hạt. Tưới nước để giữ ẩm độ, một tuần sau là hạt nẩy mầm.
3.2.Thời vụ: Trồng quanh năm, tốt nhất là đầu mùa mưa.
3.3.Đất trồng:
- Mồng tơi là một loại cây tương đối dễ trồng, thích hợp trên nhiều chân đất khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là đất, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
- Trước khi gieo hạt nên cày bừa làm đất thật nhỏ.
- Lên luống: Lên luống nổi, chiều dài luống tuỳ theo kích thước vườn.
 + Chiều rộng: 1 – 1.2 m.
 + Chiều cao mặt luống: 15 – 20 cm.
 + Các luống cách nhau 0,3 – 0,4m. Có hệ thống thoátt nước để có thể thoát nước mỗi khi có mưa to và kéo dài.
3.4.Bón phân (lượng phân tính cho 1.000 m2):
- Bón lót:
+ Phân chuồng hoai 1,5 – 2 tấn.
+ Phân super lân 50 kg.
- Bón thúc: Sau khi gieo hạt khoảng 2 tuần, nên bón bổ sung khoảng 2 kg Urê và 25 kg bánh dầu kết hợp với việc tỉa cây. Bón phân bằng cách chộn phân vào trong nước rồi tưới bằng bình hoa sen trên mặt luống rau, sau khi tưới phân phải tưới lại một lần bằng nước lã để rửa sạch phân bám dính trên lá rau.
3.5.Chăm sóc và tưới nước:
-Mồng tơi dễ sống, ít sâu bệnh hại nên việc chăm sóc chủ yếu là tưới nước và bón phân.
- Các loại bệnh hại trên mồng tơi chủ yếu là sâu hại. bệnh phổ biến là đốm  lá. Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như luân canh với cây trồng khác, làm giàn che mưa, trồng cây trong nhà lưới, bón phân cân đối nhưng phải đảm bảo cách ly 10 ngày. Đối với bệnh đốm lá có thể sử dụng Daconil 500 SC phun trừ.
3.6.Thu hoạch:
Khi cây đạt 40 ngày sau khi gieo là có thể sử dụng được.
Sau khi thu hoạch bón thúc bằng phân đạm. Cần nhặt sạch cỏ.
Để giống: Khi thấy cây già thì thôi thu hái, để cho cành nhánh ra quả, tháng 10-11 hái quả phơi khô cất để giống