Quy trình sản xuất đất vi sinh
Mùn ủ là nguyên liệu hữu cơ phân huỷ chưa hoàn toàn, dể bể vụn, màu nâu đen và có mùi đất. Mùn ủ được tạo thành bởi quá trình sinh học do những sinh vật trong đất phân huỷ mô thực vật. Khi sự phân hủy kết thúc, mùn ủ trở thành nguyên liệu dạng bột, màu nâu đen. Những quá trình xảy ra trong đống mùn ủ giống như sự phân huỷ nguyên liệu hữu cơ trong đất, tuy nhiên, sự phân huỷ xảy ra trong đống mùn ủ nhanh hơn nhiều do môi trường phù hợp nhất cho vi khuẩn hoạt động. Tại sao làm mùn ủ? Các nhà vườn thường gặp khó khăn trong việc xử lý rác lá cây, cỏ cắt và những tàn dư thực vật khác, đặc biệt là ở vùng nội thành, vì thế việc tìm những phương cách an toàn môi sinh để xử lý chúng càng trở nên quan trọng hơn. Những phế phẩm của vườn tược và nhà bếp có thể được ủ thành mùn có ích ở vườn nhà vừa tránh được những chi phí đáng kể do việc chuyên chở chúng đến nơi xửû lý tập trung vừa có thể giúp cải tạo đất hoặc phủ gốc cho cây trồng.Giá trị mùn ủ: Mùn ủ được coi là tốt chủ yếu bao gồm tồn dư động vật và thực vật đã bị phân hủy hoàn toàn hay một phần nhưng cũng có thể chứa một lượng nhỏ đất. Khi được trộn vào đất trồng mùn ủ cải thiện cả hai điều kiện vật lý và sự màu mỡ của đất, đặc biệt đối với các vùng đất có độ hữu cơ thấp. Chất hữu cơ trong mùn ủ cải thiện đất sét nặng bằng cách liên kết các hạt đất thành dạng như cám làm cải thiện sự thoáng khí, tăng khả năng hút nước, giảm độ đóng cứng lớp đất mặt giúp cho rễ cây phát triển mạnh. Trong đất cát, chất hữu cơ được đưa vào giúp giữ nước và chất dinh dưỡng. Mùn ủ làm tăng các hoạt động của vi sinh vật đất giúp chúng gia tăng khả năng phóng thích các chất dinh dưỡng và chất kích thích sinh trưởng khác vào đất. Mặc dù mùn ủ chứa chất dinh dưỡng, nhưng lợi ích lớn nhất của nó là việc cải thiện tính chất đất. Ta nên xem nó như chất cải tạo đất hơn là phân bón, vì tăng thêm độ màu mỡ của đất trồng có thể là điều kiện cần thiết để có được một vụ mùa sản lượng và chất lượng cao. Mùn ủ cũng là nguyên liệu phủ gốc có giá trị cho cây trồng. Nó có thể được sử dụng để rãi trên bề mặt các luống rau, khi trộn với một lượng nhỏ đất, chúng có thể được sử dụng làm đất trồng cây trong nhà (trong chậu) và ươm hạt giống. Mùn ủ hình thành như thế nào: Ủ mùn là phương pháp làm gia tăng tốc độ phân hủy tự nhiên dưới các điều kiện có kiểm soát.
Những nguyên liệu hữu cơ thô biến đổi thành mùn bởi sự hoạt động liên tục của vi sinh vật. Giai đọan đầu ủ mùn, vi khuẩn tăng lên nhanh chóng, sau đó xạ khuẩn (vi khuẩn có nhiều sợi nhỏ), nấm và nguyên sinh động vật hoạt động muộn hơn. Sau khi hầu hết lượng Carbon trong đống ủ đã được sử dụng và nhiệt độ ha xuốngï, các độâng vật nhiều chân, mọt gỗ, giun đất và nhiều vi sinh vật khác tiếp tục quá trình phân hủy. Khi vi sinh vật phân hủy nguyên liệu hữu cơ, thân nhiệt của chúng làm cho nhiệt độ trong đống ủ tăng lên nhanh chóng. Nếu đống ủ được làm đúng cách thì nhiệt độ tại trung tâm có thể lên tới 38 oC 60 oC trong vòng từ 4 đến 5 ngày sau đó sẽ bắt đầu giảm dần. Đây là dấu hiệu cho thấy đống ủ đang hoạt động tốt. Lúc đầu pH của đống ủ mang tính acid cao, từ 4.04.5, khi quá trình phân hủy hoàn tất, pH sẽ tăng lên khoảng 7.0 – 7.2. Nhiệt độ trong đống ủ có thể tiêu diệt một số hạt cỏ và sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra ở vùng trung tâm đống ủ, nơi có nhiệt độ tăng cao nhất, những vùng lạnh hơn ở phía ngoài, một số hạt cỏ dại và sinh vật gây bệnh có thể còn sống sót, do đó sự đảo trộn cẩn thận và thường xuyên rất quan trọng để đống ủ được nóng đều. Vi sinh vật phân hủy nguyên liệu hữu cơ đòi hỏi một lượng lớn đạm, do đó cho thêm phân bón hoặc nguyên liệu khác cung cấp đạm là cần thiết để sự phân hủy được hoàn toàn và nhanh chóng. Trong suốt quá trình phân hủy các chất đạm này sáp nhập vào cơ thể vi khuẩn và không ở dạng sẵn sàng cho cây trồng sử dụng.
Chúng chỉ được phóng thích khi sự phân hủy kết thúc và mùn ủ được bón cho vườn tược. Nguyên liệu gì có thể làm mùn ủ? Nhiều loại nguyên liệu có thể sử dụng làm mùn ủ. Cỏ tươi, lá cây, rơm rạ, trấu, phân động vật, lõi bắp chặt vụn, thân cây bắp, mạt cưa, giấy báo vụn, tro gỗ, cỏ tỉa hàng rào và nhiều loại rác trong vườn đều sử dụng được. Nếu mùn ủ được dùng để bón trong vườn thì tốt hơn không nên cho cỏ dại có hạt vào đống ủ. Mặc dù một số hạt của chúng bị tiêu diệt trong qúa trình ủ, nhưng một số có thể còn sống sót gây ra vấn đề cỏ dại. Hầu hết phế liệu của nhà bếp cũng có thể cho vào đống ủ, tuy nhiên không nên sử dụng dầu mỡ, chất béo, thịt vụn và xương. Những nguyên liệu này có thể hấp dẫn chó mèo, chuột bọ hay những động vật khác đến bươi phá. Chúng còn làm tăng mùi khó chịu khi phân hủy. Hơn nữa chất béo phân hủy chậm nên đòi hỏi thời gian lâu hơn mới sử dụng mùn ủ được.Tốt nhất không nên để những cây trồng bị bệnh trong vườn vào đống ủ trừ khi đống ủ được đảo trộn thường xuyên và cẩn thận hoặc là đống ủ được giữ nguyên không dùng đến trong vài năm. Mặc dù một số mầm bệnh có thể bị tiêu diệt bởi sức nóng trong lúc hình thành mùn ủ, một số sinh vật gây bệnh vẫn có cơ hội quay trở lại vườn tược. Thiết lập đống ủ: Các đống ủ phát triển tốt bằng cách được tạo nhiều lớp vì kỹ thuật tạo lớp là cách tốt nhất để đảm bảo nguyên liệu cho vào cân đối tỉ lệ.
Tuy nhiên, sự phân hủy sẽ nhanh nhất nếu các lớp cũ được đảo trộn trước khi tạo lớp mới. Nên tưới nước làm ướt từng lớp nguyên liệu khô hơn là làm ướt toàn đống nguyên liệu sau khi tạo. Toàn bộ đống ủ nên được làm ướt đều. Không nên tạo đống ủ theo cách này nếu nguồn nguyên liệu hạn chế hoặc nếu sự tích lũy nguyên liệu chậm, ta nên dự trữ cho đến khi đủ một lớp thì hãy cho vào. Thông thường đống ủ có thể được bắt đầu bằng cách đặt trực tiếp trên mặt đất. Tuy nhiên, để cung cấp sự thông thoáng tốt nhất cho đống ủ và gia tăng sự thoát nước, nên đào một cái rãnh qua giữa nền và phủ một lớp lưới trước khi bắt đầu chất các lớp nguyên liệu. Các nhánh cây con có thể đặt dưới đáy như biện pháp cải thiện sự thông thoáng. Tuy nhiên, chúng có thể gây trở ngại cho việc di dời khi mùn ủ xong vì chúng phân hủy chậm hơn những nguyên liệu nhỏ. Bắt đầu đống ủ bằng cách đặt một lớp nguyên liệu hữu cơ dày1520cm trên mặt khu đất đã chuẩn bị sẵn. Những nguyên liệu được băm nhỏ sẽ phân huỷ nhanh hơn. Những nguyên liệu có khuynh hướng kết lại thành mảng như cỏ thì chỉ nên để lớp dày khoảng 57.5cm hoặc trộn với nguyên liệu thô khác cho dày hơn. Sau khi xây dựng lớp hữu cơ, tưới nước cho vừa ẩm nhưng đừng làm ướt sũng. Trên lớp nguyên liệu thực vật, cho vào một lớp nguyên liệu giàu đạm như phân chuồng, hoặc là rải một ít phân bón giàu N. Ta có thể trải một lớp phân động vật dày khoảng 0.4 0.8cm là đủ. Nếu dùng nguyên liệu hữu cơ giàu đạm như cỏ cắt thì nên làm thành lớp dày khoảng 10cm.
Hầu hết thuốc trừ sâu đều bị phân hủy nhanh trong đống ủ nên những nguyên liệu có xử lý thuốc BVTV cũng không đáng lo ngại. Trước đây người ta nghĩ rằng nên cho vôi bột vào đống ủ nhưng thực sự điều đó không cần thiết vì vi sinh vật có thể hoạt động tốt ở pH 4.27.2, đống ủ sẽ dần trở nên bớt acid khi qúa trình ủ dần hoàn tất. Thêm vôi sẽ làm cho đạm ở dạng ammonium chuyển thành đạm ở dạng khí ammonia có thể tạo mùi khó chịu khi nó thoát ra từ đống ủ, đồng thời làm giảm lượng dinh dưỡng của mùn ủ. Thêm vôi cũng có thể làm cho pH của mùn ủ cao hơn độ pH tối ưu để cho cây trồng phát triển. Kế tiếp, thêm một lớp đất hoặc cỏ dày 2,5cm. Đất có chứa vi sinh vật giúp bắt đầu quá trình phân hủy. Có thể dùng một lớp mùn đã ủ xong hoặc có thể đưa vi sinh vật trực tiếp vào đống ủ. Tiếp tục luân phiên các lớp cho đến chiều cao 0.91.5m. Làm chặt chẽ và gọn mỗi lớp nguyên liệu khi cho vào nhưng đừng quá chặt sẽ làm cho không khí không luân chuyển trong đống ủ được, làm ướt sơ và trộn đều mỗi lớp nguyên liệu khi cho vào để có kết qủa nhanh hơn. Nếu mùn ủ được sử dụng chủ yếu trong vườn thì vị trí đống ủ gần nơi sẽ sử dụng là hợp lý. Vào mùa khô, nên có sẵn nguồn nước tưới để giữ ẩm đống ủ nhưng cũng đừng tạo đống ủ nơi nước đọng. Đống ủ qúa ướt dưới đáy có thể làm ngưng qúa trình phân hủy và sẽ bốc mùi hôi. Thích hợp nhất là ủ mùn nơi mát và không nên tạo đống ủ gần cây cối vì rễ cây có thể mọc hướng về phía đáy đống nguyên liệu hữu cơ ẩm. Vào mùa hè, rễ một số cây có thể mọc lan vào những phần thấp của đống ủ làm cho mùn ủ khó lấy ra khi sử dụng. Tạo đống: Làm mùn ủ không đòi hỏi kiến trúc kỹ và có thể tạo đống đơn giản.
Tuy nhiên, khi tạo các đống đơn giản thì cần nhiều chỗ hơn. Đống nhỏ nhất cũng cần kích cỡ khoảng: rộng 1.5mx1.5m và cao 0.9m. Có thể thêm nguyên liệu vào đống ủ bất cứ khi nào, nhưng khi đống đầu đã đủ cao, thì nên bắt đầu ủ đống thứ hai cho đến khi đống ủ đầu có thể sử dụng được. Có thể thường xuyên đảo trộn đống ủ hoặc để yên. Tuy nhiên, nếu không được đảo trộn, phần phía trên sẽ không phân hủy hoàn toàn và cần phải loại ra khi sử dụng mùn ủ. Thùng hoặc hầm chứa đống ủ: Mặc dù có thể chất nguyên liệu để ủ thành đống, nhưng sự phân hủy sẽ tốt nhất và không gian sử dụng sẽ hiệu quả hơn nếu nguyên liệu được để trong một số kiểu thùng hoặc hầm nhất định. Không khí luân chuyển vào đống ủ xuyên qua các cạnh. Các thùng chứa có thể hình tròn, vuông, chữ nhật hoặc bất cứ hình dạng thích hợp khác. Nếu một cạnh mở hoặc có chốt cài thì sẽ thuận tiện cho việc đảo trộn và di dời mùn đã ủ xong. Phương pháp ủ chậm và phương pháp ủ nhanh: Tốc độ hình thành mùn ủ phụ thuộc vào các điều kiện đã nói trên. Kiểm soát các yếu tố này, song song với việc thường xuyên đảo trộn sẽ đẩy nhanh quá trình phân hủy. Nhưng nhiều nhà vườn hài lòng với phương pháp chậm, còn gọi là phương pháp truyền thống vì các phương pháp truyền thống ít cần sự quan tâm. Phương pháp nhanh: Phương pháp ủ mùn nhanh tùyï thuộc vào việc sử dụng thùng đảo trộn. Chúng có thể tạo ra mùn ủ tốt trong 6 tuần, tùyï thuộc vào đống ủ được quản lý như thế nào.
Nguyên liệu có thể gồm rác vuờn không có cành lớn, gỗ cứng, phế liệu từ nhà bếp không chứa chất béo và các nguyên liệu tương tự khác. Hầm chứa dễ đảo trộn nguyên liệu thường xuyên là rất cần. Thùng ủ dùng cho phương pháp nhanh là hai kiểu phổ biến: một dãy hầm (thường là 3) cho phép đảo mùn ủ bằng tay từ hầm này qua hầm kế tiếp hoặc thùng có hình dáng như một cái thùng rượu 250 lít nằm ngang có thể quay tròn. Nên thỉnh thoảng cho nguyên liệu vào một lượng lớn hơn là thường xuyên cho vào lượng nhỏ. Do vậy, nên thu thập nguyên liệu đến khi có đủ cho một thùng ủ hoặc hầm ủ có diện tích 1m2 . Để giảm bớt mùi hôi, cỏ cắt nên hong cho khô trước khi cho vào đống ủ, và thức ăn thải nên được phủ kín hoặc vùi sâu trong đống ủ. Phương pháp truyền thống hay phương pháp chậm: Trong phương pháp này, nguyên liệu có thể cho vào hầm ủ bất cứ khi nào. Việc đảo có thể có ích, nhưng không cần thiết. Khi chỉ một hầm được thiết lập, mùn ủ xong có thể lấy từ đáy, trong khi vẫn cho nguyên liệu mới vào bên trên. Nên xây dựng hai hầm thì tốt hơn nếu có đủ chỗ trống, vì nguyên liệu trong một hầm có thể để cho hoai mục trong khi thêm nguyên liệu mới vào hầm khác. Lưới hàng rào, lưới chuồng gà, vải bạt, thanh gỗ, mảng bêtông, gạch hoặc gỗ xẻ đều có thể sử dụng để làm hầm ủ. Nếu hầm ủ làm bằng lưới thì cần chống đở ở góc, nếu làm hình trụ thì không cần chống hoặc chỉ chống ít.
Nếu lưới làm các hàng rào quá thưa, nên bao hàng rào bằng tấm nhựa có lổ thoáng khí để giữ nguyên liệu không vương vãi ra ngoài và phân hủy nhanh. Tấm nhựa cũng ngăn ngừa mặt ngoài của đống ủ không bị quá khô. Gạch hoặc mảng bêtông có thể xây không cần vữa và nên để khoảng trống khoảng 1.25cm giữa chúng để không khí vào qua các cạnh bên. Khi xếp chúng để làm hầm ủ thì các lổ nên hướng lên và xuyên qua trụ kim loại qua vài lổ để làm hầm vững chắc. Gổ xẻ dù còn mới hay cũ đều thích hợp để làm cạnh thùng ủ. Hãy chừa đủ khoảng trống giữa các tấm gỗ cho không khí luân chuyển. Tuy nhiên gỗ dần dần bị mục do tiếp xúc với đống ủ ướt nên các tấm ván thường xuyên phải thay khi chúng hư hỏng. Pallet cũ có thể dùng vây quanh đống mùn ủ vừa rẻ và bền. Chăm sóc đống ủ: Qúa trình phân hủy vẫn xảy ra thậm chí nếu đống ủ không được chú ý đến sau khi xây dựng, nhưng với tốc độ chậm. Tưới nước để duy trì độ ẩm và đảo trộn để cải thiện sự thoá
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét