Thế nào là rau sạch?- Hậu quả của việc sử dụng rau bẩn!
4 nguyên nhân gây "bẩn" cho rau:
4 nguyên nhân làm rau không an toàn gồm: dư lượng Nitrat, dư lượng vi sinh vật gây hại, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và dư lượng kim loại nặng.
1. Dư lượng nitrat (NO3-):
Nguyên nhân gây ra dư lượng Nitrat:
|
Phân đạm và phân NPK gây ra dư lượng Nitrat trong rau
|
2. Vi sinh vật gây hại (coliform, E. Coli, salmonella...):
Nguyên nhân gây ra VSV có hại:
Các VSV gây hại chủ yếu có từ nguồn nước tưới, đất trồng, nguồn phân bón hữu cơ và quá trình sơ chế.
Vì vậy, cần sử dụng nguồn nước sạch để tưới rau và sơ chế và sử dụng các loại phân bón cần được ủ hoai mục hoặc được xử lý qua các sinh vật đối kháng (như phân trùn quế, phân vi sinh..)
|
Sơ chế rau
Hậu quả của VSV gây hại:
Vi sinh vật gây hậu quả nghiêm trọng và trực tiếp đến sức khỏe con người như nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột (giun sán)...
|
Ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột và giun sán trên cơ thể người
3. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng)
Nguyên nhân dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV):
Do sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học, thuốc diệt cỏ và thuốc kích thích sinh trưởng vượt ngưỡng cho phép và không đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.
Hậu quả dư lượng thuốc BVTV:
Thuốc BVTV có thể gây ngộ độc cấp tính, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và bộ máy di truyền trong cơ thể.
4. Kim loại nặng (chì cadimium, thủy ngân, arsenic...)
Nguyên nhân gây ra kim loại nặng:
Kim loại nặng có thể tồn tại trong đất trồng hoặc từ nguồn nước tưới cho rau.
Hậu quả của dư lượng kim loại nặng:
So với 3 yếu tố gây hại trên thì kim loại nặng được xem là nguy hiểm nhất bởi nó là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ung thư cho con người.
Kim loại nặng không được đào thảo ra ngoài mà tích lũy dần trong các tế bào của cơ thể, đến một ngưỡng nào đó sẽ gây bệnh, do không gây ngộ độc cấp tính nên sự nguy hiểm của kim nặng trong rau thường ít được chú ý hơn các yếu tố còn lại.
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét