Không phân biệt được các loại chất béo và không biết khi nào nên dừng ăn là sai lầm chúng ta rất hay gặp trong bữa cơm hàng ngày.
Ăn uống lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe, song hầu hết mọi người mắc sai lầm mà không biết. Dưới đây là 6 lỗi cần tránh do Prevention đưa ra.
Bày thức ăn trên bàn làm việc
Nghiên cứu từ Đại học Cornell (Mỹ) cho thấy càng để nhiều thức ăn ở gần thì con người càng có xu hướng ăn nhiều. Tốt nhất, bạn hãy loại bỏ hết thức ăn khỏi bàn làm việc để bớt "vui mồm".
Ăn quá nhiều bữa nhỏ
Trong một thời gian dài, chia nhỏ bữa ăn trở thành trào lưu ăn kiêng với mục đích trải đều lượng calo. Tuy vậy nghiên cứu gần đây của Đại học Nam California nhận định điều này sẽ khiến bạn thèm ăn dẫn đến nạp lượng thực phẩm nhiều hơn so với 3 bữa chính.
Không phân biệt được chất béo tốt và chất béo có hại
"Hầu hết mọi người không biết loại chất béo nào có lợi cho mình", Alice Lichtenstein, giám đốc phòng Dinh dưỡng Tim mạch tại Đại học Tufts cho biết. Theo bà, bạn nên hạn chế chất béo bão hòa và chất béo hòa tan có trong thịt đỏ và bổ sung chất béo không bão hòa đa cùng chất béo không bão hòa đơn có trong cá, các loạt hạt, quả bơ, đậu nành.
Chọn suất lớn khi đi ăn hàng để tiết kiệm
Các bữa ăn ngoài tiệm thường chứa rất nhiều calo. Và nếu chọn những suất lớn để tiết kiệm vì nghĩ chúng rẻ hơn, bạn lại càng sai làm. Giáo sư Karen Weber Cullen từ Đại học Baylor khuyên bạn nên tính khẩu phần ăn dựa trên bàn tay. Một bữa ăn hợp lý nên có phần thịt, tinh bột, rau, trái cây bằng với lòng bàn tay của bạn.
Coi thường calo trong đồ uống
Các loại nước ngọt đưa vào cơ thể lượng đường và calo khổng lồ. Hãy thay thế chúng bằng trà để cải thiện sức khỏe tim mạch, hạn chế nguy cơ ung thư, tăng cường độ chắc của xương, răng và bảo vệ da.
Không biết thế nào là "đói"
"Nếu không biết khi nào mình đói, bạn sẽ không biết khi nào mình no và khi nào nên dừng ăn", chuyên gia dinh dưỡng Elisabetta Politi từ Trung tâm Ăn kiêng và Thể hình Duke chia sẻ.
Để thay đổi, bạn hãy làm theo cách sau:
- Trước khi ăn, thư giãn và đánh giá cơn đói của bạn từ 1 (rất đói) đến 7 (rất no).
- Ăn chậm, dừng lại nhiều lần để đánh giá sự thay đổi của cơ thể.
- Khi ăn xong, hãy tự chấm điểm lần nữa. Bạn nên giữ ở mức 2,5 đến 5,5, nghĩa là không quá cồn cào và không đầy bụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét