Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Những điều ngạc nhiên khi bạn sinh con và làm mẹ ở Na Uy

Ở trường mẫu giáo, trẻ em Na Uy dành hầu hết thời gian ở ngoài trời để vui chơi, khám phá thế giới, ăn uống, kể cả khi trời lạnh buốt.
-Bí mật của những ông bố bà mẹ Hà lan
Theo bảng xếp hạng Chỉ số người mẹ (MI) gần đây của Tổ chức Save the Children, Na Uy là quốc gia tốt nhất thế giới cho người làm mẹ, dựa trên 5 yếu tố là sức khỏe người mẹ và trẻ em, tình trạng giáo dục, kinh tế, chính trị.
Rebecca lớn lên ở Cincinati (Mỹ) và gặp người chồng Na Uy của mình, anh Martin, khi cả hai du học tại Pháp. Sau khi tốt nghiệp, họ chuyển tới Oslo, Na Uy trong một năm để Martin hoàn thành khóa luận. Sau đó, công việc của Martin tại Ủy ban đối ngoại Na Uy đã khiến họ phải chuyển tới Seoul, Hàn Quốc (nơi họ sinh con trai lớn Jonas, hiện 6 tuổi), rồi tới bắc Virginia, Mỹ (nơi họ có con gái nhỏ Selma, hiện 3 tuổi) và cuối cùng lại trở về Na Uy vào tháng 3/2012. Cặp vợ chồng này đã kịp có thêm bé thứ ba. Rebecca làm việc như một nhiếp ảnh gia tự do. 
Dưới đây là chia sẻ của chị Rebecca về những điều khiến chị ngạc nhiên khi sinh và nuôi con ở đất nước của những bà mẹ hạnh phúc này:
nauy1-jpeg-6938-1436175283.jpg

Làm mẹ ở Na Uy bạn sẽ cảm thấy rất yên tâm vì được chính phủ trợ cấp rất nhiều. Mỗi trẻ đều được nhận tiền trợ cấp - chi phí chăm sóc ban ngày với 350 USD một tháng, và chăm sóc y tế về cơ bản là miễn phí. Bạn thậm chí còn không phải lo lắng trả tiền khi con học đại học.
Nhưng tại đây lại thiếu sự đa dạng. Có vẻ như chỉ có một cách đúng để làm. Và mọi người đều thực hiện theo cách này. Ở Mỹ, có nhiều phong cách nuôi dạy con khác nhau. Còn ở đây thì chỉ có một cách: Tất cả trẻ đều lên giường lúc 7h, tất cả đều tham gia vào cùng một kiểu trường mầm non, đều đi bốt, ăn trưa giống nhau... theo cách Nauy.
Khi mang thai
Hầu hết phụ nữ sẽ không gặp bác sĩ sản phụ khoa một lần trong suốt quá trình họ mang thai. Gần như mọi việc đều do bà đỡ thực hiện. Ở Mỹ, bạn thường sẽ tìm tới một bác sĩ ngay khi nghĩ mình có thể mang thai. Khi tôi gọi cho một nữ hộ sinh ở đây, bà ấy nói với tôi rằng không cần đến phòng khám ít nhất cho tới khi tôi được 15 tuần thai. Tôi chỉ siêu âm một lần khi mang thai tại Na Uy. Khi tôi sống tại Hàn Quốc, tôi siêu âm 3D hai tuần một lần. Tại Na Uy, bà đỡ nghe tim thai của tôi bằng một ống gỗ dài hình chiếc sừng.
nghe-thai-jpeg-8762-1436175284.jpg
Bà đỡ nghe thai bằng một chiếc ống gỗ dài ở Na Uy. Ảnh: Cupofjo.
Chuyện sinh nở
Tôi đăng ký sinh tại một khoa "không dùng thuốc" ở bệnh viện. Nếu bạn đăng ký sinh ở một khoa thông thường, có khả năng bạn sẽ bị chuyển tới viện khác mà bạn chưa từng biết, trong trường hợp viện đông. Khi họ nói không dùng thuốc thì có nghĩa là không dùng thuốc, không có ngoại lệ. Bạn thậm chí không được dùng kháng sinh nếu bị mắc liên cầu khuẩn nhóm B.
Phụ nữ có con ở Mỹ ai cũng biết về liên cầu khuẩn nhóm B. Mỗi bà bầu đều được xét nghiệm xem có khuẩn này không và nếu kết quả dương tính, bạn sẽ được dùng kháng sinh lúc đẻ để không truyền cho con và khiến trẻ mang bệnh. Nhưng tại Na Uy, điều đó thậm chí còn không được đề cập tới. Khi tôi hỏi về việc đó tại bệnh viện, y tá chỉ nói: "Chúng tôi không lo lắng về điều đó". Ban đầu, tôi cảm thấy thật kinh khủng nhưng tôi đã hiểu ra rằng trong hệ thống y tế công, họ đã lường trước được nguy cơ và như chồng tôi nói, nó thường khá hiệu quả.
Sự thân thiện
Mọi người ở Na Uy không thể hiện sự thân thiện nơi công cộng như ở Mỹ. Khi tôi mang thai ở Mỹ, người lạ có thể mỉm cười với tôi, giúp giữ cửa, đề nghị giúp đỡ. Các bà mẹ dễ dàng bắt chuyện ở sân chơi. Người Na Uy không như vậy - bạn phải tự giúp mình mọi việc nơi công cộng. 
Khi chúng tôi sống ở đây lần đầu, 8 năm trước, tôi nướng một chiếc bánh tặng hàng xóm mừng họ vừa có con. Khi tôi mang qua, họ có vẻ sốc. Tôi nghĩ con người ở đây có khuynh hướng trở nên khắc kỷ - họ không muốn phiền người khác bất cứ điều gì. Họ đánh giá cao "nghị lực vượt qua chính mình". Họ cho rằng thật xấu hổ khi cần được giúp đỡ, vì vậy không ai muốn làm bạn xấu hổ bằng cách đề nghị giúp đỡ bạn.
Ở đây, bạn không cần cố nặn các câu chuyện xã giao với những người lạ. Tôi thích đi cắt tóc tại Na Uy vì tôi không bị áp lực phải nghĩ cách bắt chuyện với người làm tóc.
summer-in-norway-jpeg-5908-1436175284.jp


Trẻ em Na Uy dành phần lớn thời gian trong ngày ở ngoài trời để vui chơi và khám phá thiên nhiên. Ảnh: Cupofjo.
Ở trường học
Các con của tôi đều học tại Barnehage - tiếng Na Uy nghĩa là "vườn trẻ" - một dạng trường mần non và chăm sóc ban ngày cơ bản ở Na Uy. Hầu hết trẻ ở đây bắt đầu vào vườn trẻ khi khoảng một tuổi - được trợ cấp bởi chính phủ để khuyến khích các bà mẹ đi làm lại. Bạn trả 300 USD mỗi tháng và con bạn có thể ở đó từ 8h sáng tới 5h chiều.
Tại đây, trẻ dành rất nhiều thời gian ở ngoài trời, hầu hết là vui chơi và khám phá thiên nhiên. Ở một số vườn trẻ, các bé chỉ ở trong phòng nếu nhiệt độ lạnh dưới 14 độ C. Trẻ thậm chí còn ăn ở ngoài trời - cùng những đôi găng tay. Khi tôi lo lắng con trai mình có thể bị cảm lạnh, bố chồng tôi nói: "Lạnh cóng tay sẽ tốt cho thằng bé" - đúng kiểu Na Uy - những điều khó khăn là tốt cho bạn.
Đánh giá cao các thử thách
Trong khi người Mỹ đánh giá cao sự thoải mái, ở Na Uy lại coi trọng những thử thách. Chẳng hạn, khi bố chồng tôi đi nghỉ, ông thường tránh xa những đồ công nghệ, không Internet, chỉ nghe đài và xem ống nhòm ngắm chim. Không có kiểu kỳ nghỉ hưởng thụ ở đây.
Na Uy là một đất nước núi non lởm chởm, nhiều vùng không thể ở được. Thời tiết ở đây rất khắc nghiệt. Có lẽ những điều đó đã khiến người ta đánh giá cao những giá trị sống đích thực, khả năng vượt khó khăn để tồn tại.
Văn hóa sân chơi
Bởi vì mọi người đều đi làm nên ở Na Uy hầu như không có văn hóa sân chơi. Khi gia đình tôi chuyển tới đây vào năm ngoái, các con của tôi chưa vào vườn trẻ, vì thế tôi ở nhà một mình với chúng cả ngày từ tháng 3 tới tháng 8. Chẳng có việc gì để làm. Có rất ít hoạt động, viện bảo tàng cho trẻ em, nhóm chơi hay lớp học cho trẻ. Tất cả trẻ em đều ở vườn trẻ và tất cả bố mẹ đều đi làm.
Làm mẹ khi đi làm
Phụ nữ ở Na Uy nghỉ thai sản 10 tháng và được trả 100% lương hay nghỉ 12 tháng và nhận 80% lương. Thực tế, người cha có thể chọn nghỉ thai sản - không nhất thiết phải là mẹ. Sau đó, đa số mọi người đi làm trở lại. Oslo là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới - cùng với Tokyo và Moscow - vì vậy phụ nữ không thể nghỉ ngơi ở nhà. Nếu không đi làm, bạn không có đóng góp.
Về hôn nhân
Mọi người làm việc khá ít thời gian. Chẳng hạn, chồng tôi làm việc cho chính phủ 37,5 giờ mỗi tuần (từ 8h sáng tới 3h45 chiều, 5 ngày một tuần). Đó là điển hình. Vì cả bố và mẹ đều đi làm, quan hệ hôn nhân ở đây có vẻ khá công bằng. Các gia đình thường ăn tối cùng nhau vào khoảng 5h. Việc nhà được phân chia và tôi chưa từng biết bất cứ ông chồng nào lại không giúp vợ nấu ăn tối và chăm sóc con. Tôi gặp nhiều ông bố đến vườn trẻ đón con như các bà mẹ, giống tôi.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét